Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên

Tọa đàm: "Giải pháp phòng trị bệnh cá nước ngọt"

2017-10-11 00:00:00.0

Trong hai ngày 23 - 24 tháng 3 năm 2017, tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức tọa đàm với chủ đề “Giải pháp phòng trị bệnh cho cá nước ngọt”. Trong hai ngày 23 - 24 tháng 3 năm 2017, tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức tọa đàm với chủ đề “Giải pháp phòng trị bệnh cho cá nước ngọt”. Tham dự buổi Tọa đàm có Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Khuyến nông cùng hơn 200 nông dân đến từ 7 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang và Lạng Sơn. Ngày 23/3, các đại biểu đã tham quan và trao đổi kinh nghiệm tại mô hình nuôi cá lồng trên hồ Núi Cốc triển khai thực hiện với quy mô 30 lồng cá, tổng diện tích mặt nước trên 5.000 m2 ; nuôi các loại các nước ngọt như: Cá Lăng, cá Trắm đen, Trắm trắng, cá chép, Diêu Hồng, Rô Phi… với sản lượng 400 tấn/năm. Tại hội nghị ông Đỗ Văn Cương – Giám đốc Công ty Cổ phần chế biến Nông sản Thái Nguyên chia sẻ, nuôi cá lồng trên hồ chứa quan trọng nhất là môi trường sống cho cá, phải có thức ăn đảm bảo và con giống tốt, có nguồn gốc xuất sứ, quy trình chăn nuôi phải theo hướng an toàn…
Thao tác mổ khám cá bệnh Theo ThS. Kim Văn Tiêu - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, điều kiện nuôi cá lồng ở đây rất tốt, nước rất sạch, đáy sâu… nuôi như vậy rất an toàn. Ngày 24/3, chương trình thăm quan khu sản xuất cá của Xí nghiệp Thủy sản Núi Cốc - Khu nuôi các giống, ép cá mang đi xa… để khi xuất bán cho địa phương và các tỉnh lân cận tại thôn Tân Lập, xã Tân Thái, huyện Đại Từ. Tại đây các đại biểu và bà con nông dân được ThS. Kim Văn Tiêu - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trực tiếp thực hành thao tác và tư vấn trực tiếp kỹ thuật cải tạo ao (khử trùng đáy ao bằng vôi) trước khi thả sao cho đạt tiêu chuẩn; kỹ thuật gây màu nước ao, tư vấn về kỹ thuật lưu giữ cá qua đông và luyện cá giống trước khi vận chuyển đi xa; cũng như trả lời những câu hỏi cùng những khó khăn vướng mắc của bà con nông dân. Cũng tại Tọa đàm, Ban Cố vấn là các chuyên gia thủy sản đến từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Nghiên cứu NTTS 1, Chi cục Thủy sản Thái Nguyên đã trực tiếp giải đáp gần 50 câu hỏi của các cán bộ khuyến nông và bà con nông dân trong quá trình nuôi thả cá như:Quy trình cải tạo ao nuôi trước khi thả cá; kỹ thuật chọn và thả cá giống; cách chăm sóc; một số bệnh thường gặp trên cá nước ngọt và cách phòng, điều trị… Trong quá trình tọa đàm các đại biểu được các chuyên gia trình diễn trên mẫu vật cá giống, cá bệnh. Ông Lê Ngọc Quân - P. Trưởng phòng Khuyến ngư – Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hành thao tác tắm cho cá giống trước khi cho cá về ao ương nuôi; đòi hỏi phải thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng. Tiếp theo, ThS. Nguyễn Thị Hà - PGĐ Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc - Viện Nghiên cứu NTTS1 thao tác mổ cá bệnh, giới thiệu cách nhận biết các dấu hiệu bệnh lý cũng như hướng dẫn cách phòng trị bệnh cho cá. Theo ThS. Nguyễn Thị Hà, cá trắm cỏ thường gặp 2 bệnh là bệnh xuất huyết do virus (Reovirus) chỉ xuất hiện trên các cỡ cá từ 0,5 kg trở xuống đặc biệt từ nhỏ đến 0,3 kg; cá từ 0,5 kg trở lên thường gặp bệnh đốm đỏ do vi khuẩn. Đồng thời giới thiệu phương pháp thu và lưu giữ mẫu cá bệnh để gửi đến cơ quan chức năng chẩn đoán bệnh, giúp chuyên gia có thể chẩn đoán ngay chính xác bệnh để chữa trị kịp thời cho cá… Cũng tại chương trình, bà con đã tham gia các trò chơi lồng ghép phổ biến kiến thức nhận biết một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt và nhận được nhiều phần quà ý nghĩa. Tọa đàm dành phần lớn thời gian thăm, trao đổi, tư vấn tại thực địa; đồng thời các thao tác trình diễn tại hội trường đều được truyền hình trực tiếp trên màn hình giúp bà con nông dân quan sát dễ dàng. Tọa đàm: "Giải pháp phòng trị bệnh cá nước ngọt" hết sức thiết thực, là dịp để bà con nông dân nuôi trồng thủy sản các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm; được giao lưu trực tiếp với các nhà khoa học, chuyên gia về thủy sản, nhà quản lý nông nghiệp; giúp bà con tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Đoàn Thị Thúy - Chi cục Thủy Sản