Phát động hưởng ứng ngày nông nghiệp hữu cơ châu Á
2017-10-13 00:00:00.0
Vừa qua, tại Khách sạn Đông Á Plaza (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ phát động hưởng ứng ngày nông nghiệp hữu cơ Châu Á - 19/9/2017.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHC Việt Nam; cùng Lãnh đạo, đại diện các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và UBND, Sở Nông nghiệp & PTNT 19 tỉnh phía Bắc tham dự. Tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành liên quan. Đại diện Quốc tế có bà Jennifer – Giám đốc điều hành, đại diện IFOAM Châu Á… Cùng 100 Hội viên Hiệp hội NNHC Việt Nam tiêu biểu đại diện cho hơn 600 Hội viên cả nước.
Hiện trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên Thế giới đã có 179 nước thực hiện ở tất cả các châu lục. Châu Á là vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ thuận lợi và có tốc độ nhanh nhất. Theo sáng kiến của Liên đoàn các phong trào Nông nghiệp hữu cơ quốc tế Châu Á (IFOAM Châu Á), tổ chức Chính quyền địa phương Châu Á về Nông nghiệp Hữu cơ đã được khởi xướng thành lập vào năm 2013 với mục đích thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các chính quyền địa phương ở Châu Á và vì sự phát triển nền nông nghiệp hữu cơ của các khu vực.
Chính quyền địa phương Châu Á về Nông nghiệp Hữu cơ chính thức thành lập vào ngày 19 tháng 9 năm 2015, tại thành phố Goesan, tỉnh Chungbuk, Hàn Quốc.
Lễ phát động hưởng ứng ngày nông nghiệp hữu cơ Châu Á
Nước ta từ những năm 60 trở về trước đều sử dụng hình thức sản xuất NNHC. Theo quy luật phát triển về dân số và các cuộc cách mạng công nghiệp, cho nên dẫn đến một nền sản xuất nông nghiệp hơn nửa thế kỷ qua chỉ tập trung chủ yếu sử dụng các nguyên liệu đầu vào hóa chất tổng hợp, tập trung quan tâm đến số lượng dẫn đến mặt trái của sản xuất nông nghiệp như: Đất thoái hóa nghiêm trọng, môi trường ô nhiễm, người sản xuất lẫn người tiêu dùng ngày càng gia tăng các vụ ngộ độc từ thức ăn hàng ngày không an toàn, bệnh hiểm nghèo tăng chưa có điểm dừng…
Từ năm 1998 Hội làm vườn Việt Nam, tổ chức ORION (Thụy Điển) tài trợ và tổ chức CIDSE tư vấn kỹ thuật đã xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xã Tức Thanh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) Sản phẩm chè Tức Tranh đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn IFOAM và chè hữu cơ đã tiêu thụ trên thị trường. Đây là mô hình sản xuất hữu cơ sớm nhất Việt Nam. Thái Nguyên chính quê hương của Cội nguồn NNHC trong thời kỳ mới.
Đến nay, nước ta có 30 tỉnh thành đã có mô hình sản xuất NNHC, tốc độ tăng trưởng nhanh cả về quy mô, sản lượng, giá trị và chủng loại sản phẩm hữu cơ (diện tích đất sản xuất hữu cơ là gần 77 nghìn ha - năm 2015). Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam hiện có hơn 600 hội viên NNHC.
Để nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững
Tập đoàn TH là một trong những Tập đoàn lớn ở Việt Nam tiên phong trong đầu tư lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Các dự án đầu tư của Tập đoàn TH đi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn hàng đầu quốc tế ngay tại Việt Nam. Một số sản phẩm của Tập đoàn TH đã được chứng nhận của các tổ chức quốc tế như: Sữa hữu cơ, nước uống hữu cơ thảo dược, rau hữu cơ. Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc đối ngoại tập đoàn TH cho biết, áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe nhất vì đã làm chủ được quy trình sản xuất theo chuỗi. Trong chuỗi sản xuất hữu cơ, chưa có cơ quan nào kiểm soát bao quát được toàn bộ chuỗi (từ trồng trọt, sơ chế, phân phối, chế biến…). Chỉ cần một khâu làm ăn gian dối là cả quy trình bị vô hiệu hóa.
Một thực tế nữa là chi phí sản xuất hữu cơ cao hơn sản xuất thông thường khá nhiều nên các sản phẩm bình thường cũng “đội lốt” hữu cơ, gây hiểu nhầm cho sản phẩm.
Mô hình sản xuất theo chuỗi của Tập đoàn TH hoàn toàn khắc phục được các nhược điểm này, thực hiện được quy trình truy xuất sản phẩm và kiểm soát từ gốc tới ngọn, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Đây là mô hình cần được nhân rộng để đảm bảo hiệu quả phân phối, lưu thông.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh tiên phong, đi đầu trong áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ trên cây Chè – Một sản phẩm hàng hóa chủ lực, thế mạnh của địa phương. Cuối năm 2016 tỉnh Thái Nguyên đã tập trung triển khai từng bước đưa NNHC, NNHC ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại tỉnh. UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị địa phương triển khai đẩy mạnh sản xuất NNHC.
UBND tỉnh cũng đã hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ, chè an toàn; đã kí kết hợp tác với tập đoàn Quế Lâm để thúc đẩy phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào một số cây trồng vật nuôi chủ lực như: Chè, lúa gạo, rau, cây ăn quả, lợn, gà; tổ chức liên kết cung cầu sản phẩm nông nghiệp an toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2017 để tạo đầu ra cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo hướng hữu cơ, an toàn. Bên cạnh đó năm 2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký kết chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ đến năm 2020 với Đại học Thái Nguyên tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình khoảng 100 tỷ đồng. Đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định: Trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung tăng diện tích sản xuất NNHC đồng thời tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất NNHC; đẩy mạnh quản lý về chất lượng nông sản trên thị trường.
Để nền nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các tỉnh, thành phố cần có kế hoạch phát triển NNHC của địa phương, trong đó chú ý đến quy hoạch xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Hiệp hội NNHC Việt Nam cần tiếp tục phát huy kinh nghiệm đạt được, đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về NNHC, tư vấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho hội viên, đồng thời tham mưu đề suất các chính sách, phản biện về khoa học về NNHC khi có yêu cầu. Các Doanh nghiệp xây dựng thực hiện các dự án, mô hình sản xuất NNHC theo chu trình khép kín. Doanh nghiệp phải trở thành mô hình nòng cốt dẫn dắt tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ đa dạng, hiệu quả kinh tế. Đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu - hội nhập quốc tế.
Các mô hình kinh tế khác như hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nhóm nông dân.v.v.. không ngừng sáng tạo, năng động để có đa dạng mô hình sản xuất hữu cơ phù hợp với sản xuất cây con đặc sản thế mạnh của địa phương. Góp phần tăng nhanh sản phẩm hữu cơ. Các địa phương, đơn vị, hộ gia đình thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước về phát triển NNHC. Chú trọng thực hiện theo Tiêu chuẩn sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ. Lồng ghép có kết quả các chương trình phát triển kinh tế xã hội (Chương trình xây dựng nông thôn mới + Xóa đói giảm nghèo bền vững) để phát triển NNHC đồng thời quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế./.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội NNHC Việt Nam; cùng Lãnh đạo, đại diện các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và UBND, Sở Nông nghiệp & PTNT 19 tỉnh phía Bắc tham dự. Tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành liên quan. Đại diện Quốc tế có bà Jennifer – Giám đốc điều hành, đại diện IFOAM Châu Á… Cùng 100 Hội viên Hiệp hội NNHC Việt Nam tiêu biểu đại diện cho hơn 600 Hội viên cả nước.
Hiện trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên Thế giới đã có 179 nước thực hiện ở tất cả các châu lục. Châu Á là vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ thuận lợi và có tốc độ nhanh nhất. Theo sáng kiến của Liên đoàn các phong trào Nông nghiệp hữu cơ quốc tế Châu Á (IFOAM Châu Á), tổ chức Chính quyền địa phương Châu Á về Nông nghiệp Hữu cơ đã được khởi xướng thành lập vào năm 2013 với mục đích thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các chính quyền địa phương ở Châu Á và vì sự phát triển nền nông nghiệp hữu cơ của các khu vực.
Chính quyền địa phương Châu Á về Nông nghiệp Hữu cơ chính thức thành lập vào ngày 19 tháng 9 năm 2015, tại thành phố Goesan, tỉnh Chungbuk, Hàn Quốc.

Lễ phát động hưởng ứng ngày nông nghiệp hữu cơ Châu Á
Nước ta từ những năm 60 trở về trước đều sử dụng hình thức sản xuất NNHC. Theo quy luật phát triển về dân số và các cuộc cách mạng công nghiệp, cho nên dẫn đến một nền sản xuất nông nghiệp hơn nửa thế kỷ qua chỉ tập trung chủ yếu sử dụng các nguyên liệu đầu vào hóa chất tổng hợp, tập trung quan tâm đến số lượng dẫn đến mặt trái của sản xuất nông nghiệp như: Đất thoái hóa nghiêm trọng, môi trường ô nhiễm, người sản xuất lẫn người tiêu dùng ngày càng gia tăng các vụ ngộ độc từ thức ăn hàng ngày không an toàn, bệnh hiểm nghèo tăng chưa có điểm dừng…
Từ năm 1998 Hội làm vườn Việt Nam, tổ chức ORION (Thụy Điển) tài trợ và tổ chức CIDSE tư vấn kỹ thuật đã xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xã Tức Thanh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) Sản phẩm chè Tức Tranh đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn IFOAM và chè hữu cơ đã tiêu thụ trên thị trường. Đây là mô hình sản xuất hữu cơ sớm nhất Việt Nam. Thái Nguyên chính quê hương của Cội nguồn NNHC trong thời kỳ mới.
Đến nay, nước ta có 30 tỉnh thành đã có mô hình sản xuất NNHC, tốc độ tăng trưởng nhanh cả về quy mô, sản lượng, giá trị và chủng loại sản phẩm hữu cơ (diện tích đất sản xuất hữu cơ là gần 77 nghìn ha - năm 2015). Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam hiện có hơn 600 hội viên NNHC.
Để nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững
Tập đoàn TH là một trong những Tập đoàn lớn ở Việt Nam tiên phong trong đầu tư lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Các dự án đầu tư của Tập đoàn TH đi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn hàng đầu quốc tế ngay tại Việt Nam. Một số sản phẩm của Tập đoàn TH đã được chứng nhận của các tổ chức quốc tế như: Sữa hữu cơ, nước uống hữu cơ thảo dược, rau hữu cơ. Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc đối ngoại tập đoàn TH cho biết, áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe nhất vì đã làm chủ được quy trình sản xuất theo chuỗi. Trong chuỗi sản xuất hữu cơ, chưa có cơ quan nào kiểm soát bao quát được toàn bộ chuỗi (từ trồng trọt, sơ chế, phân phối, chế biến…). Chỉ cần một khâu làm ăn gian dối là cả quy trình bị vô hiệu hóa.
Một thực tế nữa là chi phí sản xuất hữu cơ cao hơn sản xuất thông thường khá nhiều nên các sản phẩm bình thường cũng “đội lốt” hữu cơ, gây hiểu nhầm cho sản phẩm.
Mô hình sản xuất theo chuỗi của Tập đoàn TH hoàn toàn khắc phục được các nhược điểm này, thực hiện được quy trình truy xuất sản phẩm và kiểm soát từ gốc tới ngọn, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Đây là mô hình cần được nhân rộng để đảm bảo hiệu quả phân phối, lưu thông.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh tiên phong, đi đầu trong áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ trên cây Chè – Một sản phẩm hàng hóa chủ lực, thế mạnh của địa phương. Cuối năm 2016 tỉnh Thái Nguyên đã tập trung triển khai từng bước đưa NNHC, NNHC ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại tỉnh. UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị địa phương triển khai đẩy mạnh sản xuất NNHC.
UBND tỉnh cũng đã hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ, chè an toàn; đã kí kết hợp tác với tập đoàn Quế Lâm để thúc đẩy phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào một số cây trồng vật nuôi chủ lực như: Chè, lúa gạo, rau, cây ăn quả, lợn, gà; tổ chức liên kết cung cầu sản phẩm nông nghiệp an toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2017 để tạo đầu ra cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo hướng hữu cơ, an toàn. Bên cạnh đó năm 2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký kết chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ đến năm 2020 với Đại học Thái Nguyên tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình khoảng 100 tỷ đồng. Đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định: Trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung tăng diện tích sản xuất NNHC đồng thời tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất NNHC; đẩy mạnh quản lý về chất lượng nông sản trên thị trường.
Để nền nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các tỉnh, thành phố cần có kế hoạch phát triển NNHC của địa phương, trong đó chú ý đến quy hoạch xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Hiệp hội NNHC Việt Nam cần tiếp tục phát huy kinh nghiệm đạt được, đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về NNHC, tư vấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho hội viên, đồng thời tham mưu đề suất các chính sách, phản biện về khoa học về NNHC khi có yêu cầu. Các Doanh nghiệp xây dựng thực hiện các dự án, mô hình sản xuất NNHC theo chu trình khép kín. Doanh nghiệp phải trở thành mô hình nòng cốt dẫn dắt tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ đa dạng, hiệu quả kinh tế. Đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu - hội nhập quốc tế.
Các mô hình kinh tế khác như hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nhóm nông dân.v.v.. không ngừng sáng tạo, năng động để có đa dạng mô hình sản xuất hữu cơ phù hợp với sản xuất cây con đặc sản thế mạnh của địa phương. Góp phần tăng nhanh sản phẩm hữu cơ. Các địa phương, đơn vị, hộ gia đình thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước về phát triển NNHC. Chú trọng thực hiện theo Tiêu chuẩn sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ. Lồng ghép có kết quả các chương trình phát triển kinh tế xã hội (Chương trình xây dựng nông thôn mới + Xóa đói giảm nghèo bền vững) để phát triển NNHC đồng thời quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế./.
Dương Trung Kiên - TTKN

Đội thi phòng Kế hoạch - Kỹ thuật đạt giải nhất hội thi cắm hoa với chủ đề “Khuyến nông - Hương sắc sứ trà” tại chương trình gặp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ.jpg

Trung tâm Khuyến nông tổ chức gặp mặt kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ 08.3.jpg

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Hoàng Trung làm Trưởng đoàn khảo sát vùng chè sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam.jpg

Tỉnh Thái Nguyên tham gia Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.jpg

Tham quan Mô hình na rải vụ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên.jpg

Mô hình sản xuất nông nghiệp theo tuần hoàn tại huyện Phú Bình.jpg