Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc
2020-03-10 00:00:00.0

3. Trồng và chăm sóc a, Kỹ thuật trồng: Không nên trồng quá nông hoặc quá sâu, lấp kín khoảng 2/3 bầu là tốt nhất, khi trồng cây phải được đặt vuông góc với mặt đất. Đối với những giống cúc đơn (chỉ để 1 bông trên cành), khoảng cách trồng tốt nhất là 10x 14 cm hoặc 12x 14cm; đối với những giống cúc chùm (để nhiều hoa trên cành) khoảng cách trồng 10x 16cm hoặc 12x 16cm. Nên trồng vào những ngày râm mát hoặc vào buổi chiều mát, trước khi trồng cần tưới nhẹ trên mặt luống, khi trồng chú ý lấy tay ấn chặt gốc, những ngày đầu cần tưới nước nhẹ nhàng, tránh lay gốc, trôi cây. b, Kỹ thuật chăm sóc - Không nên bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá, không bón vào buổi trưa nắng nhiệt độ cao. Nên bón vào thời điểm 7- 9 giờ sáng tùy theo mùa, khi bón song cần tưới nước đẫm để cây dễ hấp thụ phân bón. Có thể rải phân bón bằng tay nhưng không để phân bám vào ngọn, lá cây. - Lượng phân và cách bón thúc thường được chia thành 6 lần bón cho 1 sào (360m2) như sau: Lần 1: Sau trồng 10 ngày bón 1,3 kg Ure + 1,3 kg supe hoặc 3,3kg đầu trâu + 0,7 kg ure ngâm nước trước 1-2 ngày, sau đó hòa loãng để tưới. Lần 2,3,4: Sau đợt 1 là 20,30,40 ngày dùng 3,3 kg ure + 7 kg supe lân + 1,3 kg kali clorua hoặc 7kg đầu trâu + 1,3 kg ure ngâm trước 1-2 ngày, sau đó hòa loãng để tưới. Lần 5,6: Sau đợt 4 là 10,20 ngày dùng 1,3 kg ure + 3,3 kg supe lân + 1,3 kg kali clorua hoặc 3kg đầu trâu + 1,3 kg kali clorua ngâm trước 1-2, sau đó hòa loãng để tưới. Ngoài ra có thể phun thêm một số loại thuốc kích thích sinh trưởng như: Atonik 1.8 SL, Đầu trâu 501,701,901, nồng độ, liều lượng phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất. c, Bấm ngọn, tỉa mầm nhánh: Tùy theo đặc tính của giống và mục đích sử dụng mà bấm ngọn hay tỉa cành cho phù hợp. - Đối với hoa cúc chùm, nên bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi các nụ nhánh, ngắt nụ kịp thời sẽ giúp hoa nở đồng đều, mật độ phân nhánh tốt, trong quá trình chăm sóc cần thường xuyên cắt bỏ các mầm nhánh phát sinh, chỉ để lại những mầm nhánh đã lựa chọn. - Đối với hoa đơn (01 hoa trên cây), cần tỉa mầm nhánh, mầm phụ mọc từ nách lá, chỉ để lại một nụ chính trên thân đỉnh, để cây cúc có cành mập, hoa to. 4. Làm dàn đỡ: Để hoa Cúc không gẫy cành, lay gốc, cần phải làm dàn đỡ; với cúc hoa đơn hoặc ít hoa có thế làm giàn lưới hoặc giàn dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi ô giữ một hoặc vài cây. Khi cây lớn nâng dần lưới lên phía trên, giúp đỡ phần ngọn cho cây. Nên dùng một số cọc tre, gỗ cắm 2 bên mép luống, khoảng cách 2m một cọc, sau đó dùng lưới đan sẵn căng trên mặt luồng (với cây cúc cao 0,8-1,0m có thể làm 2 lớp dàn, lớp dưới cách mặt đất 40cm, lớp trên cách mặt đất 70cm để cùng giữ cho cây) 5. Điều tiết sinh trưởng, ra hoa: Hầu hết các giống hoa cúc trồng vụ Thu, Đông rất mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn, khi gặp điều kiện ánh sáng ngày ngắn cúc sẽ phân hóa nụ hoa ngay, làm cho hóa bé, cành ngắn. Để tránh hiện tượng này người trồng cần chiếu sáng bổ xung cho cây, bằng cách thắp điện./.
Việt Anh - TTKN

Ông Nguyễn Bá Chính - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên (thứ ba từ phải sang) tham gia phiên Megalive sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên Tự hào hàng Việt - Thái Nguyên đệ nhất danh trà.jpg

Ông Dương Sơn Hà – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tham luận tại diễn đàn Thái Nguyên – Trăm năm đệ nhất danh trà.jpg

Đồng chí Nguyễn Thị Loan - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên thăm không gian trưng bày, giao lưu văn hóa và thương mại kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quố.jpg

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cùng các đại biểu tham quan lò đốt sinh khối chất lượng cao.jpg

Đồng chí Hà Trọng Tuấn tham quan mô hình lúa HKT 99 tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ.jpg

Đại biểu tham quan mô hình giống lúa lai HYT116 tại thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ.jpg